Ở một số động vật khác Phản ứng chiến-hay-chạy

Từ góc nhìn tiến hóa

Con bò bison đang bị chó săn tấn công

Tâm lý học tiến hóa lý giải rằng những con vật thời kì đầu đã phải phản ứng nhanh với các kích thích đe dọa mà không có thời gian để chuẩn bị về tâm lý và thể chất. Phản ứng chiến-hay-chạy cung cấp cho chúng những cơ chế để nhanh chóng đáp ứng các mối đe dọa đến sự sống còn của bản thân.[27][28]

Ví dụ

Ta có thể lấy một ví dụ điển hình cho đáp ứng căng thẳng như sau: Một con ngựa vằn đang ăn cỏ; nếu nó nhìn thấy một con sư tử đang tiếp cận để rình ăn thịt, đáp ứng căng thẳng sẽ được kích hoạt như một phương tiện giúp nó để chạy thoát khỏi kẻ thù. Chạy trốn đòi hỏi cơ bắp phải hoạt động mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi tất cả các hệ thống của cơ thể. Kích thích từ hệ thống thần kinh giao cảm khó có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu này. Một ví dụ tương tự của đáp ứng là một con mèo sắp bị tấn công từ một con chó. Con mèo này sẽ biểu hiện nhịp tim tăng nhanh, dựng lông (thường là để thoát nhiệt), và đồng tử sẽ giãn, đây là các dấu hiệu của kích thích từ hệ giao cảm [13]. Lưu ý rằng ngựa vằn và mèo vẫn duy trì cân bằng nội môi ở tất cả các trạng thái.

Đa dạng trong đáp ứng

Động vật phản ứng lại các mối đe dọa bằng nhiều cách phức tạp. Chẳng hạn, chuột sẽ cố trốn thoát khi bị đe dọa, nhưng sẽ chiến đấu nếu bị dồn đến đường cùng. Một số động vật lại chọn cách đứng yên để kẻ thù không thấy chúng. Nhiều động vật bất động hoặc giả chết với hy vọng rằng kẻ thù sẽ mất hứng thú.

Một số động vật khác có cách phương pháp tự bảo vệ khác. Một số loài biến nhiệt có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc, giúp chúng ngụy trang.[29] Những phản ứng này được gây ra bởi hệ thống thần kinh giao cảm, nhưng, để phù hợp với mô hình chiến-hay-chạy, ý tưởng chạy phải được mở rộng để bao gồm việc trốn thoát dù theo kiểu thể chất hoặc cảm giác. Do đó, đáp ứng chạy có thể là lẩn trốn vào một vị trí nào đó hoặc chỉ biến mất tại chỗ. Và thường thì cả hai kiểu chiến và chạy đều được tích hợp trong một tình huống cụ thể.

Hành động chiến hay chạy cũng có tính phân cực - cá thể có thể chiến đấu hoặc chạy trốn trước mối đe dọa, chẳng hạn như một con sư tử đói, hay đi tới hoặc chiến đấu vì cái gì đó là cần thiết, chẳng hạn như một bờ an toàn giữa con sông dữ.

Một mối đe dọa từ một con vật khác không phải lúc nào cũng dẫn tới phản ứng chiến-hay-chạy. Có thể có một giai đoạn nâng cao nhận thức, trong đó mỗi con vật sẽ giải thích tín hiệu hành vi từ phía đối diện. Các dấu hiệu như tái sắc, dựng lông, bất động, âm thanh, và ngôn ngữ cơ thể truyền đạt tình trạng và ý định của mỗi con vật. Có thể có một kiểu suy xét nào đó, sau đó đáp ứng chiến hay chạy có thể xảy ra, nhưng cũng có thể chỉ là vờn chơi, giao phối, hoặc không có gì cả. Một ví dụ về việc này là những con mèo đang chơi: mỗi con mèo biểu hiện những dấu hiệu từ kích thích giao cảm, nhưng chúng không bị tấn công hay đe dọa gì cả.